Lượt xem: 1567

Hiệu quả “Đề án nuôi bò vỗ béo” ở xã Thuận Hưng

Hình thức nuôi bò vỗ béo không còn mới ở các địa phương, tuy nhiên nó vẫn là cách chăn nuôi mang lại hiểu quả kinh tế cao, vừa giảm chi phí đầu tư, tận dụng được nông phụ phẩm sẵn có và chủ động phòng, chống được dịch bệnh. Đây cũng là thành công của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp xã Thuận Hưng theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020.

    Gia đình cô Huỳnh Thị Bông, ở ấp Bố Liên 1, là một trong số những hộ chăn nuôi bò khá chuyên nghiệp của xã Thuận Hưng gần 20 năm nay. Trò chuyện cùng chúng tôi, cô Bông cho biết, trước đây gia đình chủ yêu nuôi bò sữa, nhưng những năm gần đây, thấy giá bò thịt ổn định ở mức cao, nên đã đầu tư nuôi thêm bò vỗ béo nhốt chuồng. Năm đầu tiên, cô nuôi vỗ béo “thử nghiệm” 2 con, thức ăn chính để nuôi bò chủ yếu là cỏ, rơm. Sau thời gian chăm sóc, xuất bán được 65 triệu đồng. Nhận thấy việc nuôi bò vỗ béo đem về hiệu quả kinh tế cao, nên gia đình cô Bông đầu tư mở rộng chuồng trại, tăng đàn bò vỗ béo hiện nay lên 12 con.


Cô Huỳnh Thị Bông, ở ấp Bố Liên 1 chăm sóc đàn bò. Ảnh Quốc Tuấn


Cô Bông khẳng định, nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo rất phù hợp với người dân địa phương. Bởi bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc hơn bò sữa, chi phí thức ăn thấp, ít bệnh vặt, chủ yếu lấy công làm lời. Để nuôi bò vỗ béo đạt kết quả cao, nguồn thức ăn phải phong phú. Ngoài rơm, rạ dồi dào sẵn có, chỉ cần trồng thêm cỏ sả hoặc cỏ nhật, kết hợp pha trộn một số loại thức ăn hỗn hợp như cám, hèm nên chi phí giảm đáng kể.


    Với hộ anh Nguyễn Thanh Phương ở ấp Trà Lây 2, thì chỉ mới đầu tư nuôi bò vỗ béo hơn 4 năm nay nhưng đã mang lại hiệu quả cho gia đình thấy được qua từng năm. Năm 2016, anh Phương mạnh dạn đầu tư gần 90 triệu đồng mua 6 con bò về nuôi, sau khoảng 4 tháng vỗ béo, anh bán giá mỗi con bò là từ 20 - 25 triệu đồng. Năm 2017 đến nay, gia đình anh xuất bán mỗi năm 2 đợt, mỗi đợt từ 10 - 12 con bò vỗ béo. Sau khi trừ chi phí tổng thu nhập hàng năm gần 100 triệu đồng.


    “Cái lợi của nuôi bò vỗ béo là chỉ cần người nuôi chịu khó đi tìm nguồn con giống chất lượng rồi đem về thúc cho bò ăn thêm một số loại thức ăn cần thiết nhằm tăng trọng lượng bò. Để bò mau xuất bán thịt, tôi thường mua bò tầm 6 - 8 tháng tuổi về vỗ béo, mua bò phải lựa chọn giống như bò lai Pháp, Brahman có tầm vóc lớn, nuôi lớn nhanh và lượng thịt cũng nhiều”, anh Phương chia sẻ thêm.


Anh Nguyễn Thanh Phương ở ấp Trà Lây 2 chăm sóc đàn bò vỗ béo. Ảnh Quốc Tuấn


    Từ một vài hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ban đầu, đến nay, toàn xã Thuận Hưng có gần 20 hộ nuôi bò theo hình thức nhốt chuồng vỗ béo với tổng đàn khoảng hơn 200 con, góp phần đáng kể trong việc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Đồng chí Huỳnh Văn Do - Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú cho biết: Xác định chăn nuôi bò, trong đó bò vỗ béo là một trong các mô hình chủ lực của địa phương, thời gian tới, chúng tôi sẽ tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân đầu tư mở rộng chuồng trại, tăng thêm số lượng đàn vật nuôi và nhân rộng mô nuôi bò vỗ béo trở thành thế mạnh kinh tế của địa phương. Đồng thời tổ chức chuyển giao kỹ thuật, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để tăng cường liên kết doanh nghiệp tiêu thụ đầu ra cho con bò thịt trên địa bàn, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương giai đoạn 2021 - 2025./.

Quốc Tuấn



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 84
  • Hôm nay: 382
  • Trong tuần: 70,809
  • Tất cả: 11,802,816